Tuyển dụng quản lý spa: Cẩm nang những điều cần biết
Tuyển nhân viên spa đã khó, tuyển dụng quản lý spa lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Dưới đây là một vài kinh nghiệm giúp doanh nghiệp có thể bớt “đau đầu” hơn trong công tác tuyển dụng nhân sự.
- Các tiêu chí khi spa tuyển nhân viên người tìm việc nên biết
- Tìm việc spa tại Hà Nội: Cẩm nang những kinh nghiệm bạn nên biết
- Tuyển nhân viên chăm sóc da: Hướng dẫn viết CV gây ấn tượng
Con người là yếu tố quan trọng nhất đối với ngành spa, nếu như nhân viên spa là người quyết định tạo nên chất lượng dịch vụ thì người quản lý có nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hành mọi hoạt động của các bộ phận được trơn tru, hiệu quả và mang đến doanh số cho spa. Tuy nhiên, đặc thù ngành spa ở Việt Nam là một ngành thừa số lượng nhưng thiếu sự chất lượng. Những người có kỹ năng quản lý lại càng hiếm hơn. Đó cũng là bài toán đau đầu đối với những nhà tuyển dụng quản lý spa đang mong muốn tìm được nhân sự chất lượng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu giúp bạn một số kinh nghiệm về tuyển quản lý spa, hi vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc xử lý những khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng khan hiếm hiện nay.
Khó khăn trong công tác tuyển dụng quản lý spa
Nhu cầu làm đẹp không ngừng tăng lên, các trung tâm spa, thẩm mỹ mọc lên để phục vụ chị em không còn là điều xa lạ. Đây là cơ hội lớn đối với những người không đủ trình độ, hoặc điều kiện theo đuổi con đường học hành mà muốn tìm một công việc ổn định, có thu nhập tốt trang trải cuộc sống. Không khó để tìm việc spa hiện nay dù bạn sinh sống ở bất cứ khu vực nào, song không ít nhà tuyển dụng ‘’đau đầu’’ bởi khó có thể tuyển được một nhân viên ưng ý. Nhân sự đầu vào vẫn luôn là bài toán đau đầu với các CEO spa.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, một trong những lý do cơ bản nhất chính là việc ở Việt Nam chưa thực sự có một cơ sở chuyên nghiệp nào đào tạo về quản lý spa. Do đó, các ứng viên khi xin việc khó có được một nền tảng cơ bản về nghề, định hướng công việc mà sẽ phải mất một thời gian để đào tạo trước khi bắt đầu. Bên cạnh đó, với người quản lý spa, kỹ năng quản lý là yếu tố bắt buộc trong khi không phải ai cũng đáp ứng được tiêu chí này. Đôi khi, tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn đều ghi điểm nhưng chính kỹ năng mềm kém lại là điều khiến nhà tuyển dụng băn khoăn khi lựa chọn ứng viên. Điều đó đặt ra những khó khăn và thách thức không nhỏ cho bộ phận tuyển dụng tại các spa, spa càng lớn thì ứng viên đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng càng khó.
Kinh nghiệm quan trọng hơn bằng cấp
Rất ít người đặt ra tiêu chuẩn cụ thể cho ứng viên khi tuyển dụng, song với việc tuyển dụng quản lý spa thì bằng cấp không phải là yếu tố được đặt lên hàng đầu mà thay vào đó là kinh nghiệm của ứng viên và khả năng thích nghi phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang muốn tuyển dụng. Bởi lẽ, kể cả khi bạn có được chứng nhận của một trung tâm đào tạo spa uy tín nhất cả nước trong khi bạn không chứng tỏ được kiến thức, năng lực của mình có thể đảm nhận được công việc của spa thì đó là một thất bại. Trong ngành spa, khách hàng là thượng đế, làm hài lòng khách hàng chính là nhiệm vụ cao cả nhất của nhân viên và đó cũng chính là quy chuẩn làm nên chất lượng, thương hiệu dịch vụ của spa.
Kinh nghiệm làm spa luôn cần phải được rèn luyện mỗi ngày để nâng cao tay nghề, hi vọng mang đến cho khách hàng những dịch vụ ngày một tốt hơn. Để làm được điều này, ứng viên cần phải là người chăm chỉ, chịu khó, tỉ mỉ và giữ thái độ lịch thiệp, ham học hỏi, mong muốn tiếp thu. Tuyển dụng nhân sự vốn là những người tinh tế, khéo léo trong việc nhìn nhận ứng viên có phù hợp với vị trí công việc hay không, do đó nên để ý để lựa chọn được những người hợp nhất nhằm mang lại đội ngũ nhân sự chất lượng nhất.
Kỹ năng được nhà tuyển dụng ưu ái khi tuyển quản lý spa
Bên cạnh kinh nghiệm và tố chất quan trọng thì với người tuyển dụng, không thể không quan tâm đến các kỹ năng của ứng viên khi ứng tuyển. Với vị trí quản lý spa, dưới đây là 4 kỹ năng quan trọng nhất:
Kỹ năng chuyên môn: Quản lý spa là người quản lý nhân sự cũng như công việc của các nhân sự khác là chính, không trực tiếp thực hiện liệu trình cho khách hàng song điều đó không đồng nghĩa với việc họ kém về chuyên môn. Bởi chính quản lý là người đào tạo nhân viên kiến thức về da, cách sử dụng máy móc, giao tiếp với khách hàng,… Do đó người đứng đầu phải là người am hiểu tất cả mới có thể ‘’truyền đạt’’ được cho cấp dưới của mình. Nếu một người không vững kiến thức thì chắc chắn không thể làm một quản lý giỏi trong tương lai được.
Kỹ năng quản lý: Người quản lý ngoài việc bao quát, điều hành công việc của bộ phận mình thì họ còn phải là cầu nối, thấu hiểu mọi người và đề ra giải pháp gắn kết mọi người lại thành một tập thể vững mạnh. Quan tâm đến nhân viên giúp việc quản lý của người đứng đầu dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngoài thuyết phục khách hàng, có được sự ngưỡng mộ, khâm phục của nhân viên là minh chứng rõ ràng nhất của một người quản lý giỏi.
Kỹ năng giao tiếp: Quản lý là người truyền đạt thông tin với cấp dưới và thống nhất mỗi cá nhân thành một phần của tập thể, giao tiếp kém chắc chắn không thể đảm nhận được việc này. Nhà tuyển dụng quản lý spa nào cũng cần chú trọng đặc biệt điều này bởi nó là yếu tố tối quan trọng đảm bảo hiệu suất làm việc spa, khẳng định thương hiệu và mang lại doanh thu cho spa.
Mong muốn của nhà tuyển dụng với các ứng viên
Tất cả các nhà tuyển dụng đều dành thiện cảm lớn đối với những ứng viên có sự chuẩn bị chu đáo khi đi xin việc. Với spa cũng không phải là ngoại lệ, từ hình thức bên ngoài đến thái độ, cách thức làm việc cũng là tiêu chuẩn để quyết định bạn có được nhận hay không. Các ứng viên ngoại hình ưa nhìn, ăn mặc lịch sự, chỉn chu luôn được đánh giá cao vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, tôn trọng người khác, vừa là cách thuyết phục bạn phù hợp với công việc spa bởi spa là việc làm đẹp cho người khác, muốn thế trước tiên bạn phải đẹp mới tự tin giới thiệu dịch vụ được cho khách hàng.
Bên cạnh đó, người làm spa luôn đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ để vượt qua áp lực, thử thách trong công việc. Một người có thái độ lắng nghe, luôn mong muốn được học hỏi nên được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Nắm được mong muốn của nhà tuyển dụng giúp ứng viên mau chóng chinh phục được họ và đến gần hơn với vị trí công việc mơ ước.
- Tìm việc kỹ thuật viên spa: Cơ hội và thách thức các ứng viên nên biết
- Những điều cần lưu ý khi tuyển nhân viên spa TPHCM
- Các tiêu chí tuyển dụng spa Hà Nội mà ứng viên nên biết
Trên đây là một số kinh nghiệm tuyển dụng quản lý spa mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Ngoài năng lực chuyên môn và kỹ năng giao tiếp, người quản lý cần phải hoàn thành tốt nhiệm vụ kết nối các thành viên và tạo ra môi trường thân thiện, hòa đồng để làm động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả, cùng hướng tới mục tiêu chung của spa.
Nguồn: https://timviecspa.org/
Bài viết liên quan