Các tiêu chí khi spa tuyển nhân viên người tìm việc nên biết

05/07/2019 09:51 AM    |    Tìm việc   >  Cẩm nang

Tìm việc tại các trung tâm thẩm mỹ không quá khó, tuy nhiên khi Spa tuyển nhân viên cũng có những tiêu chí riêng mà người xin việc cần lưu ý. Cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Việc tuyển dụng nhân sự luôn là vấn đề được chú trọng đối với bất kể ngành nghề, lĩnh vực nào. Nhân viên chuyên môn tốt, tay nghề vững vàng sẽ đem lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp, công ty. Dù lớn hay nhỏ thì mỗi đơn vị cũng sẽ có tiêu chí tuyển dụng nhất định phù hợp với nhu cầu, văn hóa của mình. Spa tuyển nhân viên cũng không là ngoại lệ, ứng viên tham gia không bị phân biệt bằng cấp như một số công ty khác, chỉ cần tham gia khóa đào tạo nắm đủ kiến thức cơ bản là có thể được nhận vào làm, tuy nhiên để tìm được trung tâm Spa lớn, chế độ đãi ngộ tốt và lương thưởng cao thì bạn vẫn nên tham khảo, trau dồi các yếu tố họ quan tâm như thế này.

1. Cách kể về công ty cũ

Cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác, Spa rất quan tâm đến nhân phẩm của nhân viên. Nhà tuyển dụng đặc biệt để ý đến cách ứng viên trả lời các câu hỏi tương tự như “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”, “Ở công ty cũ bạn gặp những khó khăn gì?”…. Điều họ muốn biết ở đây là thái độ của bạn ra sao, qua đó phần nào đánh giá tính cách của bạn. Ứng viên đã đi làm ở vị trí tương đương sẽ có thêm điểm cộng kinh nghiệm, tuy nhiên nếu bạn trả lời tỏ ý phàn nàn, chê bai chế độ đãi ngộ, văn hóa ở đó thì bạn đã tự đánh mất cơ hội của chính mình.

Hãy luôn nhớ rằng 1 nhân viên tốt không bao giờ kể xấu công ty cũ. Người tuyển dụng sẽ nghĩ bạn có thể làm điều đó với Spa của họ, đồng thời suy đoán rằng bạn không có ý định gắn bó lâu dài với công việc vì thiếu đam mê. Bởi vậy, khi phỏng vấn việc làm tại Spa, bạn hãy thể hiện thái độ tôn trọng đơn vị cũ, cho dù nó thật sự tệ thì bạn vẫn nên nói “nhờ được làm việc ở đó mà em có nhiều cơ hội trau dồi kinh nghiệm, được tiếp xúc với nhiều khách hàng và nâng cao tay nghề của mình”.

Hãy luôn nói về công ty cũ theo hướng tích cực.

Hãy luôn nói về công ty cũ theo hướng tích cực.

2. Cách kể về chủ cũ

Thông thường, nhà tuyển dụng Spa sẽ đánh giá ứng viên của mình một cách khách quan hơn bằng cách hỏi về chủ Spa cũ như thế nào? Nếu bạn ghi người tham chiếu là sếp cũ hoặc có sẵn 1 thư giới thiệu từ chỗ làm trước đây thì đây sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn. Được chủ chỗ làm cũ nhận xét tốt chứng tỏ bạn đã là một nhân viên đầy nhiệt huyết và làm việc hiệu quả, thể hiện sự thân thiện được sếp yêu quý để giới thiệu đến một môi trường khác, điều này mang lại cái nhìn tích cực hơn là việc bạn tự quảng cáo chính mình qua các chứng chỉ.

Trong trường hợp chủ Spa trước đây bạn làm không được tốt thì bạn cũng lưu ý tương tự như ở tình huống 1. Đừng cố kể xấu họ để kiếm sự cảm thông từ nhà tuyển dụng, như vậy chỉ khiến họ thêm lý do để đánh trượt bạn mà thôi.

Đừng bao giờ kể xấu sếp cũ khi đi phỏng vấn.

Đừng bao giờ kể xấu sếp cũ khi đi phỏng vấn.

3. Tiềm năng thích nghi và phát triển

Ở Spa bạn cũng cần phải chủ động, nhà tuyển dụng luôn muốn có được một ứng viên biết cách sắp xếp thời gian, công việc một cách khoa học, chuyên nghiệp. Thay vì thụ động lắng nghe hay chờ giao phó, chỉ đạo giải quyết thì bạn hãy chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống. Chính điều này cũng là yếu tố để Spa đánh giá xem liệu ứng viên có là 1 nhân viên lý tưởng hay không. Hãy nhấn mạnh mình có thể làm trong môi trường nhiều áp lực, giải quyết các khó khăn, vấn đề phát sinh, khả năng thích nghi với công việc tốt và định hướng mục tiêu lâu dài trong tương lai.

4. Tính tự giác, điềm tĩnh xử lý tình huống

Cách quản lý Spa hiệu quả chính là để nhân viên tự quản lý chính mình, chủ Spa đảm bảo việc vận hành công việc, giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng, nội bộ Spa,… Do đó, nhân viên phải có trách nhiệm với công việc, tinh thần tự giác cao, không được lười biếng hay đùn đẩy việc cho người khác, như vậy hoạt động của Spa mới suôn sẻ và trôi chảy. Thêm nữa, Spa luôn đề cao tiêu chí nhân viên của họ phải có khả năng xử lý tình huống tốt, cách giải quyết bình tĩnh và thỏa đáng trong các trường hợp vì nhiều khách hàng khó chiều, thậm chí đưa ra hạch sách vô lý. Để kiểm tra 2 phẩm chất thiết yếu này, Spa tuyển nhân viên có thể đặt ra các câu hỏi tình huống để xem bạn ứng phó như thế nào. Nếu bạn đưa ra cách xử lý chưa tốt lắm thì cũng đừng quá lo lắng vì họ còn xét dựa vào thái độ để trao cho bạn thêm cơ hội, nên hãy thể hiện rõ sự cố gắng và nhiệt tình của mình.

Ngoài ra, khi làm việc tại Spa bạn cần phải xem khách hàng là thượng đế, tất cả đều phải vì lợi ích của khách hàng, không cãi tay đôi với khách và biết cách xin lỗi. Mỗi nhân viên đều phải rèn cho mình tính kiên nhẫn, bình tĩnh và luôn nở nụ cười thân thiện nhằm mang đến sự hài lòng và vui vẻ cho hành khách đến sử dụng dịch vụ tại spa. Vì vậy, trong quá trình tuyển dụng, người phỏng vấn sẽ xem bạn có nở bất cứ nụ cười nào hay không.

Tính tự giác và thái độ điềm tĩnh là điều nhà tuyển dụng Spa muốn tìm kiếm ở ứng viên.

Tính tự giác và thái độ điềm tĩnh là điều nhà tuyển dụng Spa muốn tìm kiếm ở ứng viên.

5. Sự nhiệt tình và đam mê

Đây là yếu tố không thể thiếu đối với một nhân viên chuyên ngành dịch vụ làm đẹp như Spa, dù bạn có tay nghề khéo léo, chuyên nghiệp đến đâu đi chăng nữa mà khi làm việc luôn hời hợt, tỏ ra chán nản và mệt mỏi thì cũng chẳng Spa nào muốn tuyển bạn vào làm. Bởi vậy, ngay từ khâu phỏng vấn, họ đã rất quan tâm đến điều này, thể hiện qua thái độ với nghề, các bạn truyền đạt như thế nào. Nếu trong vòng ‘vấn đáp’, bạn không cho họ thấy sự yêu thích công việc, niềm đam mê của mình thì đồng nghĩa với việc bạn tự ‘loại’ chính mình.

6. Ngoại hình

Ngoại hình rất quan trọng và cũng là điểm chú ý đầu tiên để nhà tuyển dụng Spa ‘chấm’ bạn. Khách hàng đến với Spa sẽ nhìn nhân viên ở đây để đánh giá trước tiên, sẽ chẳng ai muốn mua sản phẩm trị mụn nếu chính nhân viên tư vấn đó cũng chi chít mụn, sẽ chẳng ai muốn để người tay chân chưa vệ sinh kỹ, tóc tai bù xù chăm sóc sắc đẹp cho mình,… Chính vì vậy một nhân viên Spa luôn đòi hỏi một gương mặt sáng, đem lại thiện cảm cho người đối diện, không nhất thiết bạn phải sở hữu làn da đẹp trắng hồng xuất sắc như trong quảng cáo, hay một thân hình nuột nà, khuôn mặt xinh đẹp nhưng ít nhất bạn cần giữ cho mình một diện mạo sáng sủa, biết cách trang điểm vừa phải để che đi các khuyết điểm của mình, đồng thời tôn trọng người nhìn chính là khách hàng và làm đẹp hình ảnh cho Spa. Các nhân viên Spa sẽ được phát đồng phục, còn đối với ứng viên đi phỏng vấn hãy ăn mặc thật gọn gàng, chỉn chu để ghi điểm cao hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Công việc Spa luôn tiềm năng và rộng mở đối với các bạn năng động, yêu thích và đam mê cái đẹp. Nguồn: Internet.

Công việc Spa luôn tiềm năng và rộng mở đối với các bạn năng động, yêu thích và đam mê cái đẹp. Nguồn: Internet.

7. Kỹ năng mềm

Nhiều Spa sẵn sàng tuyển nhân viên chưa có kinh nghiệm, thậm chí chưa được đào tạo qua khóa học nào, trong quá trình làm việc họ sẽ chỉ dạy cho nhân viên, có trả lương theo năng lực. Từ đó có thể thấy, kiến thức chuyên ngành cũng là yếu tố quan trọng nhưng nếu bạn có được các kỹ năng mềm thì khả năng xin việc sẽ cao hơn, tìm được công việc có mức lương hấp dẫn hơn. Đối với một nhân viên Spa thì luôn đòi hỏi bạn phải có thái độ nhiệt tình và kỹ năng giao tiếp tốt. Thường xuyên tiếp xúc với khách hàng yêu cầu bạn phải biết cách ứng xử, trò chuyện, tác phong chuyên nghiệp, có tính tỉ mỉ và trách nhiệm cao trong công việc. Việc nhân viên được khách hàng yêu quý không chỉ làm tăng doanh thu, thương hiệu hình ảnh cho Spa mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của trung tâm làm đẹp đó, bởi vậy nên khi tuyển dụng nhân viên, các Spa luôn rất chú trọng đến ứng viên có kỹ năng mềm.

Khi đi phỏng vấn hãy luôn nở nụ cười trên môi để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Khi đi phỏng vấn hãy luôn nở nụ cười trên môi để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Học chuyên ngành Spa không tốn nhiều thời gian như kế toán, ngân hàng, kỹ thuật,… hay các công việc chính quy khác, bạn chỉ cần tham gia một khóa học vài tháng là có thể nắm được kiến thức cơ bản và dễ dàng tìm việc ở các trung tâm. Tuy nhiên, Spa tuyển nhân viên cũng có tiêu chí nhất định, nếu bạn đáp ứng được những điều đó thì việc bạn trúng tuyển là rất cao, hơn thế nữa khi vào làm còn được sự yêu quý, trọng dụng từ quản lý Spa.

Nguồn: https://timviecspa.org/

Tags:

Bài viết liên quan

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Các loại giấy tờ khác Ngoài những giấy tờ trên, bộ hồ sơ xin việc hoàn thiện còn cần những...

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân văn phòng

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân văn phòng

Lễ tân có vai trò vô cùng quan trọng và được coi là bộ mặt của công ty vì đây...

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Vị trí Hostess được xem là đại diện cho bộ mặt của nhà hàng, luôn đòi hỏi yêu cẩu cao...

Bài đọc nhiều

[Giải đáp] Phấn tươi là gì? Top 5 loại phấn tươi phổ biến hiện nay

[Giải đáp] Phấn tươi là gì? Top 5 loại phấn tươi phổ biến hiện nay

Phấn tươi là gì? Chúng có công dụng gì khác với phấn nước? Những đối tượng nào nên sử dụng…

Bài mới nhất

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Các loại giấy tờ khácNội dung bài viết1. Cách kể về công ty cũ2. Cách kể về chủ cũ3. Tiềm…

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân văn phòng

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân…

Lễ tân có vai trò vô cùng quan trọng và được coi là bộ mặt của công ty vì đây…

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Vị trí Hostess được xem là đại diện cho bộ mặt của nhà hàng, luôn đòi hỏi yêu cẩu cao…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.