Tìm việc quản lý spa: 5 tiêu chí nhất định các ứng viên phải biết

05/07/2019 09:07 AM    |    Tìm việc   >  Cẩm nang

Với việc các spa được mở ra liên tục phục vụ nhu cầu xã hội, không khó để ta thấy những dòng quảng cáo spa tuyển nhân viên. Với các ứng viên tìm việc quản lý spa, nắm được vài tiêu chí dưới đây nhất định bạn sẽ thành công.

Quản lý spa hiện là một trong những công việc “hot” nhất ở mảng dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ. Không chỉ được coi trọng về chức danh, công việc này còn đem lại cho bạn mức thu nhập lý tưởng, có cơ hội tích lũy kinh nghiệm để khởi nghiệp về sau.

Hiểu một cách đơn giản, quản lý spa chính là người chịu trách nhiệm quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh và giám sát, hỗ trợ nhân viên trong công việc thuộc lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp. Người quản lý có thể không phải chủ spa thực sự mà được tuyển dụng để làm việc điều hành thay thế vị trí người chủ.

Về cụ thể, công việc của một quản lý spa cần làm bao gồm:

  • Kiểm tra hoạt động hàng ngày, đảm bảo công việc tại spa trôi chảy, thuận lợi.
  • Bố trí nhân sự, sắp xếp lịch làm việc cho các nhân viên.
  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng.
  • Giới thiệu dịch vụ, trưng bày sản phẩm của spa.
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh, xử lý sự cố, rủi ro nếu có.
  • Đảm bảo spa hoạt động đúng quy định pháp lý, duy trì tiêu chuẩn dịch vụ.
Quản lý spa hiện là công việc "hot" mang lại thu nhập cao trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp.

Quản lý spa hiện là công việc “hot” mang lại thu nhập cao trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp.

Để thành công khi tìm việc quản lý spa, bạn cần nắm được các tiêu chí, yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như có các kỹ năng cần thiết phục vụ công việc. Vậy những tiêu chí, yêu cầu này là gì? Dưới đây sẽ là loạt thông tin hữu ích cho những ai đang tìm kiếm công việc quản lý spa tham khảo.

Có kiến thức tổng quát về quản lý spa

Không chỉ với công việc quản lý tại spa, bất cứ lĩnh vực nào, bạn muốn làm tốt vai trò quản trị cũng cần có kiến thức tổng quan về mảng đó. Với ngành spa, làm đẹp, một người quản lý phải nắm được các kiến thức cơ bản như:

  • Mô hình xây dựng của spa và cách thức hoạt động.
  • Hệ thống nhân sự, cách phân bố và cách tuyển dụng sao cho phù hợp với định hướng của spa.
  • Kiến thức, kỹ năng chuyên môn để phát triển chất lượng spa.
  • Mục tiêu phát triển của spa, doanh thu mong muốn hàng tháng/hàng năm.
  • Các chính sách đãi ngộ nhân viên, chính sách dành cho các đối tượng khách hàng.
  • Nắm bắt tâm lý, nhu cần của khách hàng.
  • Nắm bắt các xu hướng làm đẹp tân tiến, biết điều chỉnh, thay đổi hệ thống khi cần thiết.
Muốn làm người quản lý spa, bạn cần có kiến thức tổng quan về lĩnh vực này.

Muốn làm người quản lý spa, bạn cần có kiến thức tổng quan về lĩnh vực này.

Có kỹ năng và kỹ thuật chuyên môn

Để trở thành một người quản lý spa, bạn cần có nền tảng kỹ năng và kỹ thuật liên quan tới lĩnh vực làm đẹp. Dù không phải nhân viên kỹ thuật hay nhân viên truyền thông, bạn cũng cần trang bị các kiến thức có liên quan để phục vụ công việc quản lý. Các kiến thức cần có của một quản lý thường bao gồm:

  • Kiến thức chuyên môn liên quan tới kỹ năng, kỹ thuật.
  • Kiến thức về cách vận hành máy móc, thiết bị chuyên dụng.
  • Kiến thức khoa học về da, nguyên lý và các phương pháp làm đẹp mới.
  • Kiến thức về các chiến lược PR, Marketing để hỗ trợ quảng bá hình ảnh spa.

Ngoài các kỹ năng cứng liên quan tới nghiệp vụ, bạn cần rèn luyện cả các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, đàm phán hay tư duy, có tầm nhìn rộng. Ngoài ra, bạn cũng cần đáp ứng yêu cầu chịu được áp lực cao và có sức khỏe tốt.

Ngoài kỹ năng mềm, người quản lý cũng cần có kỹ năng cơ bản, nắm được thao tác kỹ thuật trong các dịch vụ tại spa.

Ngoài kỹ năng mềm, người quản lý cũng cần có kỹ năng cơ bản, nắm được thao tác kỹ thuật trong các dịch vụ tại spa.

Nắm vững loại hình kinh doanh và các vấn đề pháp lý

Đơn thuần không chỉ là quản lý, khi là người chịu trách nhiệm chính cho một spa, bạn cần phân biệt được các loại hình spa và đâu là mô hình spa bạn muốn làm việc hoặc đang có ý định ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc hoạch định cơ cấu phát triển về sau cho cơ sở làm đẹp đó.

Hiện nay, có 4 loại hình spa phổ biến nhất, nhắm tới các đối tượng khách hàng khác nhau là:

Medical Spa (Spa y tế)

Là loại hình spa kết hợp giữa chăm sóc và trị liệu. Ở đó, bạn vừa có thể làm đẹp, vừa có thể điều trị, phục hồi sức khỏe. Đây là loại hình spa có chi phí đắt đỏ, phù hợp với khách hàng có thu nhập cao. Spa y tế cũng là loại hình spa được coi trọng bậc nhất hiện nay.

Day Spa (Spa trong ngày)

Là loại hình spa cung cấp các dịch vụ kéo dài từ vài tiếng tới nửa ngày hoặc một ngày và khá phổ biến. Đây là spa tầm trung, phục vụ đối tượng khách hàng trung lưu có nhu cầu chăm sóc da, massage da mặt, massage toàn thân… Khoảng 80% các spa hiện nay đều hoạt động dưới mô hình Day Spa.

Destination Spa (Spa điểm đến)

Là loại hình spa kết hợp đào tạo ngắn hạn, bao gồm các bài giảng chăm sóc sức khỏe, được tổ chức dưới hình thức lớp học yoga, chương trình đi bộ đường dài hay hoạt động tắm suối khoáng… Thông thường, thời gian cho hình thức Spa này kéo dài 2 – 3 ngày, dài hơn Day Spa và có sự hạn chế về độ tuổi đối tượng khách hàng tham gia.

Hotel/Resort Spa

Với ai muốn tìm việc quản lý spa tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng đây chính là loại hình spa lý tưởng. Không chỉ có thiết kế hiện đại, loại hình spa này cũng đòi hỏi quản lý cũng như nhân viên chuyên nghiệp, yêu cầu kỹ năng nghiệp vụ cao cấp. Spa tại khách sạn hay các khu nghỉ dưỡng dành cho khách du lịch, những người có thu nhập tốt và sẵn sàng chi trả chi phí cao cho các tiện nghi như massage, xông hơi, tắm bùn…

Ngoài những loại hình spa trên, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về các mô hình spa mới như Mineral Spring Spa (Spa suối khoáng). Mỗi một mô hình spa đều có yêu cầu riêng với cấp bậc quản lý, kinh nghiệp cũng như các tố chất cần có khác nhau. Về phía người tìm việc, hiểu được loại hình spa mong muốn làm việc sẽ giúp bạn chuẩn bị kiến thức, tìm hiểu rõ ràng các vấn đề pháp lý liên quan cũng như cơ cấu hoạt động, từ đó có được phương pháp quản trị phù hợp.

Bạn cũng cần hiểu rõ loại hình spa kinh doanh. (Ảnh: Internet)

Bạn cũng cần hiểu rõ loại hình spa kinh doanh. (Ảnh: Internet)

Có ý tưởng, chiến lược kinh doanh rõ ràng

Trong trường hợp quản lý spa có toàn quyền quyết định thay mặt cho chủ sở hữu, ngoài công việc điều hành, bạn cần biết cách xây dựng chiến lược kinh doanh cho cơ sở mà mình quản lý. Với đối tượng khách hàng nào cần đưa ra dịch vụ, ưu đãi gì? Thời điểm áp dụng những kỹ thuật mới hay đơn giản là sự thay đổi trong công tác quản lý nhân viên,…tất cả đều sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của spa và thể hiện khả năng quản trị của bạn một cách cụ thể nhất.

Khi đi xin việc, hãy tìm hiểu trước về spa mà mình ứng tuyển, tìm hiểu những điểm mạnh và hạn chế của spa còn tồn đọng, đưa ra những đề xuất quản lý thích hợp để gây ấn tượng và phỏng vấn thành công.

Luôn có những ý tưởng, chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng và sự thay đổi tương ứng với nhu cầu khách hàng.

Luôn có những ý tưởng, chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng và sự thay đổi tương ứng với nhu cầu khách hàng.

Có khả năng lãnh đạo

Đây là yêu cầu chung với tất cả những người làm quản trị, không riêng công việc quản lý spa. Bạn cần là người chịu trách nhiệm quản lý cơ sở vật chất lẫn nhân sự, tham gia vào quá trình tuyển dụng, phân bố, sắp xếp nhân viên và là người kết nối các bộ phận với nhau sao cho hiệu suất công việc đạt mức tốt nhất.

Một trong những điểm nữa cần có ở người quản lý spa là khả năng nhìn người. Điều này sẽ giúp bạn tìm được những nhân sự tốt, đáp ứng về cả kỹ năng nghề nghiệp và phù hợp với văn hóa chung của spa. Từ đó, tạo ra môi trường làm việc lý tưởng, thu hút nhân tài cũng như nâng cao uy tín, tạo dựng niềm tin với khách hàng về đội ngũ làm việc chuyên nghiệp.

Khả năng lãnh đạo tốt sẽ giúp người quản lý xây dựng đội ngũ nhân viên spa chuyên nghiệp.

Khả năng lãnh đạo tốt sẽ giúp người quản lý xây dựng đội ngũ nhân viên spa chuyên nghiệp.

Không chỉ dành cho tìm việc quản lý spa, những tiêu chí trên còn hữu dụng cho các ứng viên trong hành trình tìm kiếm các công việc liên quan tới mảng làm đẹp hoặc quản trị các cơ sở làm đẹp. Dù với công việc nào, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ công việc, có kiến thức và rèn luyện những kỹ năng cần thiết.

Nguồn: http://timviecspa.org

Tags:

Bài viết liên quan

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Các loại giấy tờ khác Ngoài những giấy tờ trên, bộ hồ sơ xin việc hoàn thiện còn cần những...

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân văn phòng

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân văn phòng

Lễ tân có vai trò vô cùng quan trọng và được coi là bộ mặt của công ty vì đây...

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Vị trí Hostess được xem là đại diện cho bộ mặt của nhà hàng, luôn đòi hỏi yêu cẩu cao...

Bài đọc nhiều

[Giải đáp] Phấn tươi là gì? Top 5 loại phấn tươi phổ biến hiện nay

[Giải đáp] Phấn tươi là gì? Top 5 loại phấn tươi phổ biến hiện nay

Phấn tươi là gì? Chúng có công dụng gì khác với phấn nước? Những đối tượng nào nên sử dụng…

Bài mới nhất

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Các loại giấy tờ khácNội dung bài viếtCó kiến thức tổng quát về quản lý spaCó kỹ năng và kỹ…

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân văn phòng

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân…

Lễ tân có vai trò vô cùng quan trọng và được coi là bộ mặt của công ty vì đây…

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Vị trí Hostess được xem là đại diện cho bộ mặt của nhà hàng, luôn đòi hỏi yêu cẩu cao…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.