Tẩy tóc là gì? Cẩn trọng tìm hiểu các nguy cơ trước khi tẩy
Tẩy tóc là gì? Quy trình tẩy tóc như thế nào? Có các tác hại và nguy cơ ra sao? Đây là câu hỏi mà chúng ta cần trả lời trước khi quyết định làm đẹp.
- Keratin là gì? Có nên phủ Keratin để phục hồi tóc hư tổn?
- Gel là gì? Ưu điểm mỹ phẩm dạng gel là gì mà được yêu thích thế?
Tẩy tóc là gì?
Tẩy tóc là quá trình tẩy melanin (các hắc tố tạo màu cho tóc, mắt và da) có trong tóc với hóa chất chuyên dụng để làm tóc bị mất màu sắc nguyên thủy.
Khi mất đi melanin thì tóc sẽ chuyển sang màu trắng hoặc xám, và đây sẽ là tiền đề để nhuộm nổi các gam màu như bạch kim, nhuộm tóc màu khói, màu sáng hoặc một số màu tóc lạ như đỏ, hồng, xanh… Tóc sau khi tẩy sẽ mềm đi, lên màu chuẩn hơn và nhanh hơn khi nhuộm.
Quy trình tẩy tóc phổ biến
Ở các salon làm đầu, thuốc tẩy tóc chứa hydrogen peroxide – loại hóa chất có tính oxi hóa cao và tẩy mạnh. Hydrogen peroxide kết hợp với amoniac và chất tạo màu làm phá vỡ tế bào biểu bì tóc, phóng oxy và làm mất màu tóc. Thuốc tẩy tóc có nhiều nồng độ khác nhau. Bạn nên chọn những loại thuốc có nồng độ thấp để tốt cho mái tóc mình hơn.
Quy trình tẩy tóc thường được thực hiện bài bản theo một số bước cơ bản sau đây:
- Gội đầu với nước và sấy khô tóc, tạo độ mềm mại cho mái tóc và cảm giác thư giãn cho da đầu
- Pha bột tẩy + Oxy 12, chải cách chân tóc 1-2cm. Ủ khoảng 30-40p tùy chất tóc cứng hay mềm
- Nếu không phải tẩy lần 2, thì chuyển sang bước gội, xả tóc và sấy khô
- Sau đó mới chuyển sang quá trình nhuộm.
Cũng tùy thuộc vào độ khỏe của mái tóc từng người, có người tẩy 1 lần là đã lên màu, có người tẩy lần 2, lần 3 mà vẫn chưa xong. Không có thang đo nào đủ chính xác để quy định mỗi người phải tẩy tóc bao nhiêu lần, dựa vào kinh nghiệm và quan sát bên ngoài, các thợ tóc sẽ biết chính xác phải tẩy thế nào và mấy đợt tẩy.
Trung bình với màu tóc đen và nâu của người Việt thì phải trải qua 2 lần tẩy tóc thì lên màu mới chuẩn. Tuy nhiên, việc làm tóc mềm đi cũng đồng nghĩa với việc mái tóc của bạn sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác.
Nguy cơ khi tẩy tóc
Tẩy tóc làm da đầu bị hư hại
Dưới tác động của chất tẩy tóc, da đầu bạn có thể bỏng rát như bị đốt cháy. Tình trạng bỏng rát, ngứa ngáy da… là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Một vài hiện tượng khác kèm theo chính là tình trạng hoa mày, chóng mặt sau khi làm, có thể do tác dụng thuốc tẩy cũng có thể do tâm lý của bạn gây nên, nhưng dù là lý do nào thì da đầu cũng chịu ảnh hưởng rất lớn trong việc này.
Đôi khi, thuốc tẩy cũng có khả năng làm biến đổi màu da đầu. Tuy nhiên chỉ tùy từng người và hiện tượng này sau một thời gian da sẽ lấy lại được màu tự nhiên.
►► Mời bạn tham khảo thêm những cẩm nang làm đẹp hay tại đây
Tình trạng tóc yếu hơn
Tóc bị khô, mất độ ẩm do thuốc tiếp xúc với tóc. Quá trình tẩy tóc khiến cấu trúc tóc xốp hơn nên khiến tóc dễ bị hư tổn, khô xơ. Nếu như tẩy tóc không đúng cách, tóc bạn còn có khả năng bị gãy với số lượng lớn do lớp biểu bì bị vỡ.
Như vậy, người tẩy tóc có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng nghiêm trọng như như tóc yếu, dễ giòn gãy, khô xơ và cực nhạy cảm với môi trường bên ngoài, đặc biệt là sự tấn công từ ánh nắng mặt trời…
Chuẩn bị tinh thần cho những trường hợp xấu nhất
Bỏng do thuốc tẩy là trường hợp khá nguy hiểm, và thường gặp khi các thợ tóc không đủ tay nghề. Nhưng nhiều trường hợp da mẫn cảm hoặc nhuộm sai cách bạn sẽ có cảm giác da đầu bị bỏng, nổi mẩn đỏ kèm theo những cơn đau rát.
Cũng có nhiều trường hợp đã mất một mảng tóc sau khi vừa tẩy, thuốc tẩy gây dị ứng da đầu, tóc bị mỏng và rụng thành từng mảng, da đầu bị nhiễm trùng, lở loét, nổi mụn và có thể ảnh hưởng đến khu vực mặt của bạn.
Hẳn là chúng ta đã nắm được khái niệm “Tẩy tóc là gì?”, cũng như quy trình và nguy cơ đến từ quá trình tẩy tóc. Làm đẹp thì ai cũng muốn, nhưng hãy cẩn trọng để làm đẹp an toàn nhé các bạn.
►► Bạn nên biết: Concealer là gì? Cách sử dụng để che khuyết điểm khi makeup
Bài viết liên quan