Những lưu ý cần biết khi tìm việc quản lý spa TP HCM

06/08/2019 01:53 PM    |    Tìm việc   >  Cẩm nang

Bắt đầu quá trình tìm việc quản lý spa TP HCM, ứng viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin về spa tuyển dụng, vị trí ứng tuyển để trang bị kỹ năng cơ bản.

Trong kinh doanh spa, nhân sự đóng vai trò quan trọng có quyền thay giám đốc xử lý công việc tại các cơ sở thẩm mỹ chính là quản lý. Quản lý spa được ví như đầu tàu dẫn dắt đội ngũ nhân viên, chỉ đạo các hoạt động trong spa và chịu trách nhiệm chính về dịch vụ.

Sự bùng nổ của các cơ sở làm đẹp ở các thành phố lớn, đặc biệt như Hà Nội, Sài Gòn mang lại nhiều cơ hội việc làm lý tưởng cho ứng viển muốn ứng tuyển vị trí quản lý. Tuy nhiên, những ai đang tìm việc quản lý spa tphcm, nhất là các spa uy tín, chất lượng cao cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin công việc, loại hình spa kinh doanh và những kỹ năng cần có.

Quản lý spa là gì?

Quản lý spa chính là người đại diện cho chi nhánh, cơ sở làm đẹp trực thuộc hệ thống spa, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động và lãnh đạo đội ngũ nhân viên của spa đó. Người làm quản lý cần đảm bảo quy trình vận hành của spa luôn diễn ra trôi chảy, công việc đạt hiệu suất, hiệu quả cao, cung cấp dịch vụ chất lượng tối đa tới khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh mà ban lãnh đạo đã đề ra.

Vai trò quản lý spa vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp. (Ảnh: Internet)

Vai trò quản lý spa vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp. (Ảnh: Internet)

Công việc của một quản lý spa

Trước khi tìm việc quản lý spa tphcm, bạn cần tìm hiểu về tính chất công việc cơ bản của một quản lý để tham chiếu với khả năng đáp ứng của bản thân. Nhìn chung, công việc quản lý spa bao gồm các hoạt động như sau.

Quản lý nhân sự

  • Giám sát nhân sự ở tất cả các bộ phận, lập kế hoạch đào tạo nhân viên mới, nâng cao trình độ nhân viên cũ và bổ sung nhân sự khi cần.
  • Đốc thúc tiến độ làm việc, đẩy mạnh tinh thần làm việc nhóm, kết nối các bộ phận để đạt hiệu suất tối đa.
  • Quản lý tác phong làm việc của nhân viên, đảm bảo đội ngũ nhân viên tuân thủ tốt quy định về mặc đồng phục, giờ làm việc, xây dựng được văn hóa công sở.
  • Đánh giá chất lượng làm việc của từng cá nhân, bộ phận, đưa ra chính sách khen thưởng, xử phạt rõ ràng.
  • Sắp xếp, bố trí nhân sự, điều chuyển luân phiên nhân sự khi cần. Tham gia phỏng vấn nhân viên mới.

Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ

  • Tiến hành đạo tạo đội ngũ nhân viên mới, thực hiện khảo sát định kỳ với nhân viên cũ để có sự điều chỉnh thích hợp.
  • Hướng dẫn công việc cho nhân viên cấp dưới, bao gồm các bộ phận lễ tân, tư vấn, kinh doanh…
  • Đảm bảo toàn bộ nhân viên tuân thủ quy định về huấn luyện, đòa tạo, đáp ứng được yêu cầu công việc, duy trì chất lượng làm việc tốt.

Quan hệ khách hàng

  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng mới, duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ thông qua các hoạt động tư vấn, đưa ra những ưu đãi, cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng.
  • Tiếp nhận ý kiến, phản hồi thắc mắc và xử lý các khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng, thỏa đáng.
  • Có khả năng quan hệ khách hàng quốc tế, làm việc chuyên nghiệp trong môi trường đa văn hóa.

Kinh doanh và Marketing

  • Giới thiệu, quảng bá dịch vụ, sản phẩm của spa trong khu vực kinh doanh và mở rộng thị trường.
  • Hoạch định chiến lược phát triển theo tháng, quý, năm, lập các kế hoạch khuyến mại theo từng thời điểm để thúc đẩy hoạt động bán hàng.
  • Phổ biến các dịch vụ, sản phẩm mới tới nhân viên, hướng dẫn cách thức quảng bá và tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Giám sát ngân sách, doanh thu

  • Theo dõi doanh thu ngày, tuần, tháng, năm và tiến hành đánh giá chất lượng kinh doanh theo KPI.
  • Giám sát ngân sách chi tiêu và có sự điều chỉnh, cân đối khi cần thiết.
  • Thực hiện báo khấu hao trang thiết bị, tình trạng nguyên vật liệu theo kỳ.
  • Thực hiện báo cáo định kỳ về tình trạng hoạt động, doanh thu, lợi nhuận lên cấp trên.

Các công việc khác

  • Đảm bảo các vật dụng, thiết bị văn phòng phẩm luôn đủ trong spa.
  • Theo dõi hoạt động xuất nhập hàng hóa, thu chi của kế toán.
  • Đảm bảo quy tắc vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng
  • Lập báo cáo tổng quan trình lên ban giám đốc.
  • Đề xuất các phương án kinh doanh, chiến lược phát triển mới.
Người làm quản lý spa cần chịu trách nhiệm cho toàn bộ các hoạt động tại spa. (Ảnh: Internet)

Người làm quản lý spa cần chịu trách nhiệm cho toàn bộ các hoạt động tại spa. (Ảnh: Internet)

Tìm hiểu mô hình spa ứng tuyển

Trong quá trình tìm việc quản lý spa tphcm, bạn cần xác định được loại hình spa muốn ứng tuyển, tìm hiểu cách thức hoạt động để có kế hoạch phỏng vấn phù hợp. Về cơ bản, các spa ở khu vực Sài Gòn bao gồm 3 mô hình chính dưới đây.

Day Spa (Spa ban ngày)

Đây là loại hình spa phổ biến bậc nhất hiện nay tại các thành phố lớn, cung cấp dịch vụ làm đẹp, chăm sóc da cơ bản. Ở khu vực tphcm, có thể kể tới một số spa hoạt động theo mô hình này như Glow Spa (129A Nguyễn Huệ), Blue Moon Spa (32 Đồng Khởi) hay Hahana Spa (391/1 Trần Hưng Đạo)…

Hotel Spa (Spa khách sạn)

Hotel spa là mô hình spa tích hợp với kinh doanh khách sạn, phù hợp với các khách du lịch khi đi nghỉ dưỡng. Những dịch vụ phổ biến của các hotel spa là tắm hơi, tắm khoáng, tắm bùn hay massage, bấm huyệt… Ở Sài Gòn, bạn có thể ghé Harmony Saigon Hotel & Spa (34 Bùi Thị Xuân) hay Rosa Hotel & Spa (55 Thủ Khoa Hân) để trải nghiệm dịch vụ.

Medical Spa (Spa trị liệu)

Là sự kết hợp giữa mô hình spa và phòng khám, medical spa thiên về trị liệu, chăm sóc sức khỏe khách hàng với đội ngũ bác sĩ, chuyên viên y tế uy tín, nghiệp vụ cao. Đây là loại hình spa có giá thành đắt đỏ song được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng trong thời gian gần. Một số spa hoạt động theo mô hình này ở khu vực tphcm là Marina Spa & Clinic (321D Trần Hưng Đạo) hay Evie Clinic & Spa (27A Nguyễn Đình Chiểu)…

Những spa hoạt động theo mô hình khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau cho vị trí quản lý. (Ảnh: Internet)

Những spa hoạt động theo mô hình khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau với vị trí quản lý. (Ảnh: Internet)

Kỹ năng cần có của một quản lý spa

Kỹ năng giao tiếp

Bạn sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng và cả đội ngũ nhân viên, kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Với vai trò quản lý, tố chất này càng đòi hỏi cao hơn.

Kỹ năng điều hành, lãnh đạo

Người làm quản lý cần có năng lực điều hành, chỉ đạo công việc, đảm bảo hoạt động vận hành trơn tru, tạo ra môi trường làm việc lý tưởng.

Kỹ năng trình bày, thuyết phục

Bạn cần có kỹ năng thuyết phục, trình bày để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng và đứng trước đám đông khi cần.

Kỹ năng làm việc độc lập

Quản lý spa nhất định cần có kỹ năng làm việc độc lập vì bạn là người quản lý duy nhất chịu trách nhiệm các hoạt động tại spa.

Kỹ năng làm việc nhóm

Ngoài khả năng làm việc độc lập, quản lý spa cần có cả kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp với các bộ phận để hoàn thành mục tiêu công việc.

Kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian

Đây cũng là kỹ năng quan trọng trong công tác quản lý. Bạn cần phân chia công việc cho nhân viên, giám sát tiến độ, thời gian hoàn thành công việc và đảm bảo tiến độ theo quy định.

Quản lý spa cũng cần có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc cao, đặc biệt là trong thời kỳ cao điểm. Bởi vậy, các spa luôn ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm quản lý khi tuyển dụng vị trí quan trọng này. (Ảnh: Internet)

Quản lý spa cũng cần có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc cao, đặc biệt là trong thời kỳ cao điểm. Bởi vậy, các spa luôn ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm quản lý khi tuyển dụng vị trí quan trọng này. (Ảnh: Internet)

Có thể bạn quan tâm:

Kết

Dù tìm việc quản lý spa tphcm hay ở bất cứ thành phố nào, ứng viên đều cần tìm hiểu kỹ những thông tin trên, nắm bắt công việc và trang bị những kỹ năng cần thiết. Khi có đủ các yếu tố này, bạn sẽ tự tin hơn trong quá trình ứng tuyển, tăng xác suất xin việc thành công.

Đông Phương

Nguồn: https://timviecspa.org

Tags:

Bài viết liên quan

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Các loại giấy tờ khác Ngoài những giấy tờ trên, bộ hồ sơ xin việc hoàn thiện còn cần những...

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân văn phòng

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân văn phòng

Lễ tân có vai trò vô cùng quan trọng và được coi là bộ mặt của công ty vì đây...

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Vị trí Hostess được xem là đại diện cho bộ mặt của nhà hàng, luôn đòi hỏi yêu cẩu cao...

Bài đọc nhiều

[Giải đáp] Phấn tươi là gì? Top 5 loại phấn tươi phổ biến hiện nay

[Giải đáp] Phấn tươi là gì? Top 5 loại phấn tươi phổ biến hiện nay

Phấn tươi là gì? Chúng có công dụng gì khác với phấn nước? Những đối tượng nào nên sử dụng…

Bài mới nhất

Việc Làm Nail: Cơ Hội Nghề Nghiệp Đáng Giá Và Cách Viết CV Ấn Tượng

Việc Làm Nail: Cơ Hội Nghề Nghiệp Đáng Giá Và Cách Viết CV Ấn Tượng

Ngành làm đẹp ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, và lĩnh vực chăm sóc móng tay (nail)…

Kỹ Thuật Viên Spa: Công Việc Và Cách Tạo CV Xin Việc Ấn Tượng

Kỹ Thuật Viên Spa: Công Việc Và Cách Tạo CV Xin Việc Ấn Tượng

Kỹ thuật viên spa là một trong những ngành nghề đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, với nhu cầu…

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Các loại giấy tờ khác Ngoài những giấy tờ trên, bộ hồ sơ xin việc hoàn thiện còn cần những…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.