Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc hiệu quả?
Rất nhiều người không còn xa lạ gì với những vết mụn bọc. Nhưng khái niệm “mụn bọc là gì?”, nguyên nhân chúng xuất hiện và cách điều trị thì không phải ai cũng hiểu rõ.
- Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân và cách phân loại mụn trứng cá
- [Giải đáp] Mụn cóc là gì? Có cách nào trị hết mụn cóc hay không?
Mụn bọc là gì?
Mụn bọc (cùng với mụn nang) là thể nặng của mụn trứng cá, có đường kính lớn hơn rất nhiều so với các dạng mụn thông thường. Mụn bọc xuất hiện chủ yếu do da bị nhiễm khuẩn P.acnes ở nang lông. Khi loại khuẩn này tiến sâu vào trong nang, cơ thể phản ứng lại, dẫn đến sự xuất hiện của những nốt mụn bọc.
Lúc đầu, mụn bọc chỉ là cục sần cứng nhỏ, có màu đỏ. Sau đó, nó sẽ sưng to với đầy mủ trắng bên trong, nhiều hay ít tùy vào tình hình viêm nhiễm và gây đau đớn, khó chịu. Sự viêm nhiễm xâm nhập sâu dưới lớp tế bào nên sẽ để lại sẹo thâm và sẹo lõm. Đây là dạng viêm nhiễm nặng nhất trong số các loại mụn.
Mụn bọc có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể: mặt, vai, lưng,… Bất cứ ở đâu nang lông bị tắc nghẽn bã nhờn đều có thể gây mụn bọc.
Nguyên nhân gây mụn bọc
Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách
Tùy thuộc vào cơ địa từng người thì mỹ phẩm có thể chứa một số chất gây kích ứng da sinh ra mụn. Với những người có làn da nhạy cảm, hoặc sau khi trang điểm không biết cách tẩy trang thật sạch thì cặn mỹ phẩm sẽ gây bít tắt lỗ chân lông, lâu dần gây ra mụn do viêm nhiễm.
Môi trường ô nhiễm
Ánh nắng làm làn da bị tổn thương, còn môi trường ô nhiễm & khói bụi làm tắc nghẽn lỗ chân lông khiến sinh ra mụn. Đặc biệt thói quen hay sờ tay lên mặt vô tình đưa bụi bẩn và vi khuẩn vào lỗ chân lông cũng sẽ gây nên mụn, ảnh hưởng đến các mụn bọc thường ngày.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ
Sinh hoạt không điều độ như thức khuya, ngủ ít và ăn không đúng bữa cũng là nguyên nhân khiến da yếu đi, bị lão hóa nhanh hơn và dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài. Thường chỉ sau một đêm thức khuya là da bạn sẽ “xấu” đi trông thấy, kèm theo những nốt sưng mụn có thể phát triển thành mụn bọc.
Nguyên nhân là do khoảng thời gian ngủ ban đêm là lúc da được “tái sinh”, chế độ ngủ nghỉ không điều độ của bạn làm nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn và ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da.
Bên cạnh đó, chế độ ăn với nhiều chất béo, dầu mỡ, đường, cay nóng,… luôn là nguyên nhân gây ra mụn khiến cách trị mụn bọc không phát huy được hiệu quả.
Thay đổi hormone
Rối loạn hormone trong cơ thể có thể diễn ra ở lứa tuổi dậy thì, ở phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, lúc mang thai, cho con bú,… Nếu bạn là nữ và có kinh nguyệt không đều, bạn cũng có thể đang bị rối loạn hormone.
Rối loạn hormone có thể gây hại đến cơ thể, trong đó ảnh hưởng đến cả làn da. Khi hormone trong cơ thể bị rối loạn sẽ kích thích nhờn tiết ra nhiều hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là điều kiện thích hợp để khuẩn P. acnes tấn công vào các tế bào, dẫn đến sự phát triển của mụn bọc.
➤ Cập nhật thêm những bí quyết làm đẹp an toàn và hiệu quả
Cách trị mụn bọc ngay từ bên trong
Để điều trị mụn bọc từ bên trong cơ thể, việc thay đổi thói quen sinh hoạt, đặc biệt là ăn uống, nên được ưu tiên hàng đầu. Những người bị mụn cần nắm rõ một số lưu ý như sau:
- Hạn chế thực phẩm chiên rán gây nóng
- Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp
- Ngừng sử dụng các chất kích thích
- Hạn chế tiêu thụ đường
- Tạm dừng uống sữa
Bù lại, chế độ lành mạnh và hợp lý, đảm bảo chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết để nuôi dưỡng làn da sẽ giúp trình điều trị mụn bọc dễ dàng hơn:
- Ăn nhiều chất xơ và vitamin cụ thể là các loại rau, củ, trái cây
- Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ quá trình đào thải chất độc của gan như: rau họ cải, các loại rau xanh và hoa quả
- Bổ sung vitamin A từ khoai lang, cà rốt,…
- Thức ăn giàu kẽm như đậu, thịt bò
- Thức ăn giàu Axit béo Omega-3
Với những chia sẻ trên đây của Timviecspa.org, khi đã hiểu rõ cặn kẽ về khái niệm “mụn bọc là gì?”, xác định được nguyên nhân hình thành chính xác, chắc chắn mọi người đã có thể lên kế hoạch điều trị mụn bọc phù hợp với tình trạng làn da của bản thân.
Bài viết liên quan