Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân và cách phân loại mụn trứng cá
Muốn có thể điều trị dứt điểm, quan trọng nhất, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “Mụn trứng cá là gì?” cũng như các nguyên nhân hình thành nó.
- Mụn thịt là gì? Cách nhận biết và điều trị mụn thịt tại nhà
- [Giải đáp] Mụn cóc là gì? Có cách nào trị hết mụn cóc hay không?
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là rối loạn mạn tính phổ biến của nang lông và tuyến bã, trong đó nang lông bị giãn nở, tắc nghẽn và viêm. Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, vai, lưng và ngực. Mụn có thể chỉ là vài nốt nhỏ cộm lên không đau (tình trạng nhẹ), có sưng tấy đỏ (tình trạng trung bình), nhưng cũng có thể rất đau và nghiêm trọng đến mức có bọc mủ.
Có thể hiểu rằng, những lỗ chân lông trên da kết nối với tuyến dầu dưới da thông qua nang. Những tuyến này tạo ra chất dầu được gọi là bã nhờn. Bên trong nang, dầu chuyển các tế bào da chết đến bề mặt của da. Trong trường hợp nang của một tuyến da bị bít lại, mụn sẽ mọc lên.
Cả nam và nữ đều có nguy cơ có mụn trứng cá. Thường gặp ở người da dầu và da nhạy cảm, ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở thanh thiếu niên và thanh niên.
Phân loại mụn trứng cá
Dựa vào triệu chứng lâm sàng, mụn trứng cá được chia thành nhiều loại khác như:
- Mụn trứng cá bọc: Loại mụn này thường có kích thước lớn với các sẩn viêm, nang và mủ tích tụ dưới da. Mụn trứng cá bọc thường xuất hiện ở vùng cằm và mũi.
- Mụn sần: Sần là dạng mụn trứng cá nhỏ, rắn chắc và có màu hồng. Dạng mụn này nổi li ti trên bề mặt da khiến da sần sùi và kém mịn màng.
- Mụn đầu đen: Mụn đầu đen là loại mụn không gây viêm với nhân mụn nằm khu trú trong nang lông. Loại mụn này thường nằm sâu trong cấu trúc và chỉ lộ phần đầu nhỏ có màu đen.
- Mụn đầu trắng: Mụn đầu trắng có kích thước nhỏ, ẩn sâu dưới da và chỉ xuất hiện ở dạng sẩn có màu hồng nhạt.
- Mụn mủ: Đây là loại mụn có mức độ nặng với tổn thương là các sẩn đỏ có kích thước lớn và có phần mủ trắng xuất hiện ở phần đỉnh của mụn. Loại mụn này có thể để lại sẹo thâm và sẹo rỗ nếu không chăm sóc và xử lý đúng cách.
Ngoài ra, mụn trứng cá còn bao gồm các loại ít phổ biến hơn như mụn trứng cá ác tính, mụn trứng cá dạng nang,…
Nguyên nhân gây mụn trứng cá là gì?
Vi khuẩn, dầu và bụi bẩn
Lượng dầu bị chặn lùi lại và hình thành nên mụn đầu trắng, nếu lỗ chân lông mở gặp không khí sẽ tạo nên mụn đầu đen, gây viêm và nhiễm trùng, sau đó hình thành nên mụn và nang.
Nam thường có da dầu nhiều hơn nữ và bị mụn nặng hơn.
Hormone Testosteron
Hóc-môn đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá ở thanh thiếu niên (mặc dù mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi). Sự gia tăng nội tiết tố ở cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì khiến bã nhờn được sản xuất nhiều hơn mức cần thiết, nhạy cảm hơn và dễ hình thành mụn hơn.
Một số loại thuốc
Một số loại thuốc như steroid hoặc lithium (một loại thuốc an thần) được xác định có liên quan đến sự hình thành mụn trứng cá ở một số người.
Gen
Gen cũng được cho là có ảnh hưởng đến sự phát triển của mụn trứng cá ở mỗi người. Chính vì vậy, nếu cả cha và mẹ đều bị mụn trứng cá, tỷ lệ con cái của họ mắc phải cũng sẽ cao hơn.
➤ Bạn có thể xem thêm nhiều thông tin việc làm spa hay tại đây
Một số nguyên nhân khác
- Trang điểm khiến lỗ chân lông bị bít tắc
- Hút thuốc lá
- Dùng quá nhiều sữa bò và các sản phẩm từ sữa (ngoại trừ pho mát)
- Một chế độ dinh dưỡng quá nhiều cacbon hydrat (quá nhiều đường và bột)
Khi đã hiểu rõ khái niệm “Mụn trứng cá là gì?” cũng như xác định chính xác loại mụn của mình, nguyên nhân hình thành, có lẽ mọi người sẽ tìm ra phương pháp trị mụn thích hợp để dứt điểm tình trạng mụn trên da.
➡️ Xem ngay: Những bí quyết làm đẹp từ các chuyên gia hàng đầu
Bài viết liên quan