Kinh nghiệm tìm việc làm tư vấn spa và những lưu ý cần biết

20/07/2019 07:00 AM    |    Tìm việc   >  Cẩm nang

Những chia sẻ kinh nghiệm tìm việc làm tư vấn spa dưới đây sẽ giúp ứng viên tăng lợi thế, nâng cao xác suất thành công trong các kỳ spa tuyển dụng.

Nếu bạn đang tìm việc làm spa vị trí tư vấn, muốn phát triển công việc trong ngành thẩm mỹ, làm đẹp, hãy chủ động trang bị thông tin và kỹ năng để đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất. Với vị trí tư vấn viên spa, dù là ứng viên chưa có kinh nghiệm nhưng hội tụ được những kỹ năng cần thiết vẫn có thể xin việc thành công, thậm chí còn có cơ hội nhận việc lương cao.

Tư vấn viên spa là gì?

Tư vấn viên spa là người làm công việc truyền tải thông tin về dịch vụ làm đẹp tới khách hàng, giải đáp thắc mắc, tư vấn sản phẩm theo nhu cầu của khách. Người làm tư vấn viên spa có vai trò quan trọng không thua kém các kỹ thuật viên hay đội ngũ nhân viên điều trị… Tư vấn viên chính là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, mang tới những thông tin đầu tiên cho khách hàng và đưa ra các dịch vụ phù hợp trước khi chuyển tới ê kíp kỹ thuật viên.

Với những ai đang có ý định trở thành tư vấn viên spa, trước tiên bạn cần nắm rõ chi tiết công việc của vị trí này, hiểu được các yêu cầu và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị kế hoạch xin việc hoàn hảo.

Tư vấn viên chính là cầu nối giữa khách hàng với spa, là người truyền tải thông tin về các dịch vụ spa tới khách hàng. (Ảnh: Internet)

Tư vấn viên chính là cầu nối giữa khách hàng với spa, là người truyền tải thông tin về các dịch vụ spa tới khách hàng. (Ảnh: Internet)

Tính chất công việc tư vấn spa

Khi tìm việc làm tư vấn spa, điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu chính là công việc cụ thể mà bạn sẽ làm nếu trúng tuyển. Về cơ bản, người làm tư vấn viên trong lĩnh vực này sẽ đảm nhận các nhiệm vụ chính dưới đây:

  • Chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, khai thác thông tin về khách hàng mới, duy trì mối quan hệ với các khách hàng quen thuộc.
  • Giới thiệu, tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng về các dịch vụ của spa (cách thức trị liệu, chi phí, ưu đãi…).
  • Thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ dưa trên nhu cầu cải thiện sắc đẹp, nâng cao sức khỏe.
  • Tư vấn khách hàng trực tiếp hoặc trả lời khách hàng qua điện thoại, chăm sóc khách hàng tới sử dụng dịch vụ và sau khi sử dụng dịch vụ.
  • Tiếp nhận khiếu nại, ghi nhận góp ý của khách hàng và hỗ trợ các bộ phận khác về vấn đề liên quan tới khách hàng.
  • Sao lưu thông tin, cập nhật dữ liệu và những chú ý của khách hàng vào hệ thống quản lý spa.
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của quản lý spa hoặc ban giám đốc, lãnh đạo cấp trên.

Đây có thể coi là bản mô tả chi tiết công việc của một tư vấn viên spa. Ngoài hiểu rõ thông tin công việc, bạn cũng cần rèn giũa những kỹ năng cần thiết trước khi chính thức nộp hồ sơ ứng tuyển.

Người làm tư vấn spa sẽ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giới thiệu dịch vụ, tư vấn dịch vụ và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ. (Ảnh: Internet)

Người làm tư vấn spa sẽ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giới thiệu dịch vụ, tư vấn dịch vụ và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ. (Ảnh: Internet)

Kỹ năng cần có của tư vấn viên spa

Không chỉ tư vấn viên spa mà các nhân viên tư vấn thuộc các ngành nghề khác cũng cần trang bị những kỹ năng quan trọng như sau.

Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe

Bạn chính là người đầu tiên tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng nên cần tạo ấn tượng tốt đẹp. Ấn tượng của khách về người tư vấn cũng sẽ xây dựng thiện cảm với toàn bộ spa ở bước đầu. Giao tiếp khéo kéo, uyển chuyển, bạn sẽ chinh phục được niềm tin của khách hàng, giúp họ tin dùng dịch vụ của spa.

Ngoài cách ăn nói nhẹ nhàng, lịch thiệp, tư vấn viên spa cần rèn cả kỹ năng lắng nghe. Bạn giới thiệu về dịch vụ thôi là chưa đủ, cần lắng nghe những nhu cầu của khách hàng, tiếp nhận thông tin mà họ chia sẻ để nắm bắt tâm lý, hiểu được lo lắng và mong muốn của họ. Lắng nghe còn giúp bạn xác định được tính cách khách hàng, khách hàng dễ tính hay khó tính, mức độ yêu cầu thấp hay cao để đưa ra phương thức giao tiếp hợp lý.

Kỹ năng trình bày

Là tư vấn viên, bạn cần thuộc lòng các dịch vụ và hiểu rõ các dịch vụ spa một cách sâu sắc. Từ đó, bạn vận dụng kỹ năng trình bày để diễn đạt cho khách hàng biết về phương thức, hiệu quả của từng loại hình dịch vụ làm đẹp. Chú ý không sử dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên môn, đơn giản hóa để khách hàng dễ hiểu, dễ tiếp nhận thông tin nhất.

Giao tiếp, lắng nghe và trình bày là những kỹ năng quan trọng cần có của một tư vấn viên spa. (Ảnh: Internet)

Giao tiếp, lắng nghe và trình bày là những kỹ năng quan trọng cần có của một tư vấn viên spa. (Ảnh: Internet)

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Bản thân người làm tư vấn spa cũng đóng vai trò quan trọng tới hoạt động kinh doanh của cơ sở làm đẹp. Bạn tư vấn tốt sẽ khiến khách hàng phát sinh nhu cầu sử dụng dịch vụ, thậm chí mua thêm dịch vụ, sản phẩm của spa. Đây cũng là lý do mà tư vấn viên cần có kỹ năng thuyết phục và đàm phán một cách khéo léo. Từ cách giao tiếp, bạn có thể sử dụng các yếu tố then chốt để thuyết phục khách mua hàng, “đánh” đúng vào tâm lý của khách hàng hoặc vận dụng kỹ năng đàm phán hiệu quả để đi đến thỏa thuận cuối cùng với các đối tác.

Kỹ năng xử lý tình huống

Ứng viên ứng tuyển vị trí spa cần có kỹ năng phân tích tình huống, giải quyết vấn đề phát sinh liên quan tới yếu tố khách hàng. Bởi lẽ mỗi khách hàng sẽ có nhu cầu dịch vụ khác nhau, tâm lý và đòi hỏi khác nhau. Ngay từ những thông tin tư vấn, bạn cần cẩn trọng nhất có thể để tránh các sự cố phát sinh.

Kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian

Quản trị thời gian và sắp xếp công việc là hai kỹ năng mà bắt buộc các tư vấn viên cần có. Bạn cần quản lý tốt dữ liệu khách hàng, phân loại khách hàng theo các tiêu chí nhất định để có định hướng làm việc hợp lý. Với đặc thù công việc spa, vào các thời gian cao điểm, lượng khách hàng đông vượt mức, tư vấn viên càng cần phát huy khả năng sắp xếp, quản lý thời gian để bố trí công việc ổn thỏa, đảm bảo làm khách hàng hài lòng và duy trì hiệu quả làm việc của toàn hệ thống.

Bên cạnh những kỹ năng trên, ứng viên ứng tuyển tư vấn viên spa cần có sức khỏe tốt, chịu được áp lực cao và sự kiên nhẫn lớn. Đặc biệt, tính cách nhẫn nại cũng rất quan trọng với ứng viên bởi giúp bạn giữ được phong thái chuyên nghiệp ngay cả khi gặp những khách hàng khó tính.

Bạn cũng cần trang bị kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc hiệu quả, đặc biệt là vào những thời gian cao điểm của spa. (Ảnh: Internet)

Bạn cũng cần trang bị kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc hiệu quả, đặc biệt là vào những thời gian cao điểm của spa. (Ảnh: Internet)

Các tiêu chí tuyển dụng tư vấn viên spa

Thông thường, với vị trí tư vấn viên, các spa sẽ đưa ra những tiêu chí tuyển dụng phổ biến như sau:

  • Nữ, độ tuổi từ 20 – 30.
  • Trình độ học vấn THPT trở lên, ưu tiên các ứng viên có bằng Đại học, Cao đẳng chuyên ngành kinh doanh, thương mại.
  • Ngoại hình ưa nhìn, ưu tiên ứng viên có vóc dáng và làn da đẹp.
  • Giọng nói chuẩn, không nói ngọng hoặc nói tiếng địa phương.
  • Có kỹ năng giao tiếp, tư vấn, thuyết phục, đàm phán.
  • Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm tư vấn viên, nhân viên kinh doanh trong ngành spa, thẩm mỹ. Nếu chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo.
  • Ưu tiên ứng viên từng làm việc cho các doanh nghiệp mỹ phẩm, cung cấp sản phẩm làm đẹp hoặc liên quan tới chăm sóc sức khỏe phụ nữ.

Bên cạnh những tiêu chí này, spa tuyển dụng có thể sẽ yêu cầu thêm ở ứng viên khả năng ngoại ngữ là tiếng Anh giao tiếp (hoặc ngôn ngữ khác), kỹ năng tin học văn phòng để quản trị hệ thống dữ liệu, kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm…

Ngoài những tiêu chí ngoại hình, kỹ năng mềm, tư vấn viên spa cũng cần có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng người nước ngoài. (Ảnh: Internet)

Ngoài những tiêu chí ngoại hình, kỹ năng mềm, tư vấn viên spa cũng cần có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng người nước ngoài. (Ảnh: Internet)

Có thể bạn quan tâm:

Tổng kết: Dù với ứng viên tìm việc làm tư vấn spa hay có mong muốn xin việc ở các vị trí khác liên quan tới mảng làm đẹp, chăm sóc sắc đẹp – sức khỏe phụ nữ cũng cần nắm được các thông tin nghề nghiệp cơ bản. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, lên kế hoạch chinh phục nhà tuyển dụng một cách hiệu quả nhất.

► Tìm hiểu thêm: Mẫu viết mail xin việc ấn tượng nhà tuyển dụng đã đọc là đánh giá cao.

Tags:

Bài viết liên quan

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Các loại giấy tờ khác Ngoài những giấy tờ trên, bộ hồ sơ xin việc hoàn thiện còn cần những...

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân văn phòng

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân văn phòng

Lễ tân có vai trò vô cùng quan trọng và được coi là bộ mặt của công ty vì đây...

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Vị trí Hostess được xem là đại diện cho bộ mặt của nhà hàng, luôn đòi hỏi yêu cẩu cao...

Bài đọc nhiều

[Giải đáp] Phấn tươi là gì? Top 5 loại phấn tươi phổ biến hiện nay

[Giải đáp] Phấn tươi là gì? Top 5 loại phấn tươi phổ biến hiện nay

Phấn tươi là gì? Chúng có công dụng gì khác với phấn nước? Những đối tượng nào nên sử dụng…

Bài mới nhất

Việc Làm Nail: Cơ Hội Nghề Nghiệp Đáng Giá Và Cách Viết CV Ấn Tượng

Việc Làm Nail: Cơ Hội Nghề Nghiệp Đáng Giá Và Cách Viết CV Ấn Tượng

Ngành làm đẹp ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, và lĩnh vực chăm sóc móng tay (nail)…

Kỹ Thuật Viên Spa: Công Việc Và Cách Tạo CV Xin Việc Ấn Tượng

Kỹ Thuật Viên Spa: Công Việc Và Cách Tạo CV Xin Việc Ấn Tượng

Kỹ thuật viên spa là một trong những ngành nghề đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, với nhu cầu…

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Các loại giấy tờ khác Ngoài những giấy tờ trên, bộ hồ sơ xin việc hoàn thiện còn cần những…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.