Emollient là gì? Hiểu đúng về quá trình dưỡng ẩm cho làn da

01/04/2020 09:41 AM    |    Tìm việc   >  Cẩm nang

Kem dưỡng ẩm đã là khái niệm rất quen thuộc với chị em khi chăm sóc làn da, nhưng “Emollient là gì?” thì lại không nhiều người nắm rõ.

Emollient là gì?

Emollient là chất làm mềm da, được sử dụng trong các chế phẩm mỹ phẩm để bảo vệ, giữ ẩm và bôi trơn da. Chúng hoạt động với cơ chế lấp đầy các vết nứt giữa các tế bào, qua đó giúp làm mịn bề mặt da. Đây là lý do tại sao các chất làm mềm thường được sử dụng cho da dễ bị kích thích, viêm hoặc phản ứng.

Các chất làm mềm Emollient thường được kết hợp với chất hút ẩm Humectant và chất khóa ẩm Occlusive để tạo hiệu quả tối ưu trong việc dưỡng ẩm cho làn da mềm mại, mịn màng.

Các chất làm mềm da thường gặp là: bơ, một số loại dầu, chất béo và acid béo.

Tên tiếng Anh các Emollients thường gặp trong mỹ phẩm:

  • Stearic Acid
  • Ceramides
  • Squalene
  • Butters (Cocoa, shea…)
  • Cetyl alcohol
  • Arachidyl Alcohol
  • Triethylhexanoin
  • Canola Oil

Tham khảo bài viết liên quan:

Khái niệm emollient là gì?

Khái niệm emollient là gì?

Một số điều cần biết về Emollient trong dưỡng da

Emollient có trong nhiều loại mỹ phẩm khác nhau

Ngày nay, Emollient không chỉ được sử dụng trong kem dưỡng ẩm nữa mà trải dài trong toàn bộ sản phẩm chăm sóc da hàng ngày, ví dụ như:

  • Toner (nước cân bằng da),
  • Xịt khoáng,
  • Serum (tinh chất),
  • Kem dưỡng,
  • Dầu dưỡng…
  • Và đôi khi có cả trong các sản phẩm trang điểm…

Emollients là sự “kết hợp” của occlusives và humectants

Nhiệm vụ chính của emollients là lấp đầy và làm mịn da, tức là vừa xen kẽ vừa bao phủ tế bào sừng. Không chỉ có tác dụng về mặt thẩm mỹ, một số chất emollients còn có khả năng sửa chữa và tái tạo da.

Có thể nói emollients là dạng mix giữa occlusives và humectants, vậy nên không khó để liệt kê ra những thành phần “nửa nạc nửa mỡ” như: silicone, oil, acid béo, squalene.  Đặc biệt còn có Ceramides và Elastin vốn là những chất cấu thành nên liên kết tế bào da.

Emollient là 1 trong 3 thành phần chính để dưỡng ẩm.

Emollient là 1 trong 3 thành phần chính để dưỡng ẩm.

Emollients có công dụng giữ ẩm kém hơn Humectants 

Emollients được biết đến như các thành phần làm mềm, ngăn ngừa mất nước cho da, đồng thời giữ ẩm một phần cho da nhưng không giữ ẩm tốt như Humectants.

Do đó, với những người da khô, bong tróc nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chứa Humectants. Còn Emollients được khuyên dùng với những người có da dầu và hỗn hợp.

Tuy nhiên, một số Emollients (dạng oil) có thể thay cho Occlusives trong nhiều trường hợp mà vẫn đem lại hiệu quả khóa ẩm cho bước skincare nhé!

Cách tăng hiệu quả dưỡng ẩm cho quá trình chăm sóc da

Hạn chế các tác nhân gây khô da

Đầu tiên, để làn da được mềm mại, mịn màng và tươi trẻ, cần tránh các tác nhân xấu, gây khô và bong tróc da như sau:

  • Không khí khô, độ ẩm mùa đông thấp
  • Tiếp xúc với gió
  • Rửa mặt quá nhiều
  • Sử dụng chất tẩy rửa có tính xà phòng quá nhiều
  • Giảm sản xuất độ ẩm tự nhiên (sebum) khi lớn tuổi
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu
  • Kém hoạt tuyến giáp tuyến
  • Da bị các tình trạng như: viêm da dị ứng (eczema), bệnh vẩy nến…
  • Thay đổi thời tiết đột ngột từ môi trường ẩm sang môi trường khô hơn
Lựa chọn sản phẩm phù hợp để dưỡng ẩm tối đa.

Lựa chọn sản phẩm phù hợp để dưỡng ẩm tối đa.

Lựa chọn quy trình dưỡng ẩm phù hợp

Để lựa chọn được một quy trình và phương pháp dưỡng ẩm phù hợp cho bản thân, bạn cần xác định được tình trạng da, nhu cầu về độ ẩm cũng như cơ chế dưỡng ẩm cho da. Với mỗi loại da, bạn nên lựa chọn những sản phẩm có kết cấu khác nhau để thẩm thấu dưỡng chất tốt hơn.

Các loại sản phẩm xếp theo kết cấu (theo thứ tự từ lỏng đến đặc dần): ampoule- serum – emulsion – lotion – gel – cream- ointment.

Có thể chia làm 3 dạng như sau:

  • Dầu (oil-based)
  • Nước (water-based)
  • Dạng kết hợp từ 2 phần dầu-nước

Nếu bạn có làn da khô, hãy chọn cho mình phần “dầu” nhiều hơn, sản phẩm đậm đặc hơn và phát huy cơ chế dưỡng ấm tối đa. Còn nếu da nhờn, hoặc da hỗn hợp, phần”nước” mỏng nhẹ, thấm nhanh, thoáng mặt sẽ là lựa chọn phù hợp.

Trên đây là những chia sẻ về cẩm nang làm đẹp nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về khá niệm “Emollient là gì?” và lựa chọn được quy trình dưỡng ẩm phù hợp với bản thân.

►► Xem thêm: Cách dưỡng ẩm cho da mặt khô đạt quy chuẩn

Bài viết liên quan

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Các loại giấy tờ khác Ngoài những giấy tờ trên, bộ hồ sơ xin việc hoàn thiện còn cần những...

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân văn phòng

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân văn phòng

Lễ tân có vai trò vô cùng quan trọng và được coi là bộ mặt của công ty vì đây...

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Vị trí Hostess được xem là đại diện cho bộ mặt của nhà hàng, luôn đòi hỏi yêu cẩu cao...

Bài đọc nhiều

[Giải đáp] Phấn tươi là gì? Top 5 loại phấn tươi phổ biến hiện nay

[Giải đáp] Phấn tươi là gì? Top 5 loại phấn tươi phổ biến hiện nay

Phấn tươi là gì? Chúng có công dụng gì khác với phấn nước? Những đối tượng nào nên sử dụng…

Bài mới nhất

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Những lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc

Các loại giấy tờ khác Ngoài những giấy tờ trên, bộ hồ sơ xin việc hoàn thiện còn cần những…

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân văn phòng

Lễ tân văn phòng là gì? Kỹ năng cơ bản của vị trí lễ tân…

Lễ tân có vai trò vô cùng quan trọng và được coi là bộ mặt của công ty vì đây…

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Hostess là gì? Mô tả công việc của Hostess là làm gì?

Vị trí Hostess được xem là đại diện cho bộ mặt của nhà hàng, luôn đòi hỏi yêu cẩu cao…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.