Cách chăm sóc da mặt sau sinh
Da của phụ nữ sau sinh sẽ thường có những thay đổi đáng kể, vì sự thay đổi nội tiết tố sẽ khiến làn da mẹ sau sinh trờ nên khô, sạm thâm nám những thay đổi này làm cho chị em có cảm giác tự ti, ngại giao tiếp. Do đó, việc chăm sóc da mặt sau sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng mà chúng ta cần đặc biệt lưu ý. Hãy cùng Tìm việc Spa tìm hiểu những cách dưỡng da sau sinh để mẹ có được làn da trắng hồng mịn màng không tì vết nhé!
Vì sao cần chăm sóc da mặt sau sinh?
Sau khi sinh do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể, khiến cho da mặt của một số chị em trở nên nám sạm, mụn trứng cá… gây ảnh hưởng tới sự tự tin. Vậy nên việc chăm sóc da mặt sau sinh, giúp da mặt của bạn giảm bớt được những tác động do quá trình mang thai gây ra là rất cần thiết. Bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý và thực hiện một số bước dưỡng da sau sinh là có thể hạn chế được một số vấn đề của da sau sinh.
Một số vấn đề về da mặt mà phụ nữa sau sinh có thể gặp phải như:
- Vết thâm sạm: Sự căng thẳng khi chăm sóc em bé sẽ có tác động xấu đến da mặt làm kích thích sự phát triển của các vết thâm sạm trên da.
- Nám da, tàn nhang: là tình trạng xuất hiện các đốm nâu sắc tố trên da, thường xuất hiện hai bên má. Nguyên nhân dẫn đến nám da là do nồng độ hormone thai kỳ tăng cao khi mang thai và những nội tiết tố này sẽ giảm dần sau khi sinh. Vì thế, nếu được chăm sóc tốt thì nám da sau sinh có thể được cải thiện đáng kể.
- Quầng thâm quanh mắt và bọng mắt: Nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố và sự thiếu ngủ sau khi sinh em bé.
- Mụn trứng cá: là một tình trạng rất phổ biến. Do nồng độ progesterone tăng cao khiến mụn trứng cá bùng phát, đặc biệt ở những người có tiền sử bị mụn trứng cá.
Như vậy, sau sinh chị em phụ nữ có thể xảy ra nhiều vấn đề với da mặt của mình làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Vì thế việc dưỡng da mặt sau sinh là rất cần thiết, bởi điều này giúp bạn phần nào tự tin hơn vào cơ thể mình.
>> Tham khảo các web tuyển dụng uy tín giúp nhà tuyển dụng tìm ứng viên
Cách chăm sóc da mặt sau sinh
Da nám, sạm đen sau khi sinh không phải là vấn đề hiếm gặp của các chị em. Để hạn chế tình trạng này, chị em có thể áp dụng những cách như sau:
- Xông hơi: Là biện pháp làm đẹp tương đối đơn giản, giúp thông thoáng lỗ chân lông, dễ dàng loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn tích tụ. Ngoài ra, xông hơi còn giúp giãn mạch máu dưới da, làm tăng cường tuần hoàn máu và nuôi dưỡng da tốt hơn.
- Uống đủ nước mỗi ngày: biện pháp rất hiệu quả để hạn chế tình trạng thâm quầng và bọng mặt, bên cạnh đó nước cũng sẽ giúp làn da của bạn thêm căng mọng, không bị khô,da. Ngoài ra, việc uống nhiều nước ấm cũng làm cho phụ nữ sau sinh có nhiều sữa hơn.
- Ăn uống đủ chất: Chế độ ăn giàu đạm (cá, thịt, trứng, sữa…) để thúc đẩy hình thành lớp da non mới, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất, chống lại nhiễm trùng, giúp da của bạn đẹp hơn, hạn chế nếp nhăn.
- Ngủ đủ giấc: hãy tranh thủ nghỉ ngơi, ngủ khi em bé ngủ để hồi phục lại cơ thể, tránh quầng thâm mắt và bọng mắt.
- Sử dụng kem chống nắng: kem chống nắng hạn chế sự tác động của tia UV tới làn da của bạn. sử dụng kem chống nắng là một điều rất cần thiết đặc biệt với những làn da có vết thâm sạm hay nám. Ngay cả khi ở nhà hay ra ngoài bạn cũng nên dùng kem chống nắng. Nếu ở trong nhà bạn có thể dùng kem chống nắng có chỉ số Spf thấp, còn ra ngoài trời nên dùng loại có chỉ số Spf từ 30 đến 50.
- Đắp mặt nạ: Đây là phương pháp rất hiệu quả để làm đẹp da, bạn có thể sử dụng một số loại mặt nạ thiên nhiên Giúp làm sáng da, bổ sung dưỡng chất cho da mặt. Bạn nên thực hiện từ 2-3 lần mỗi tuần để có kết quả rõ rệt.
- Làm sạch da: Thường xuyên dùng sữa rửa mặt 2 lần/ngày, và tẩy da chết 1 lần mỗi tuần để làm sạch da và hạn chế sự hình thành của mụn trứng cá.
Các biện pháp chăm sóc da sau đẻ thường không thể mang lại cho bạn kết quả tức thì bạn cần phải kiên trì thực hiện thường xuyên để thu được kết quả tối ưu nhất
Hy vọng với những bước chăm sóc da mặt sau sinh sẽ giúp bạn có được bí quyết làm đẹp cho riêng mình. Tham khảo cẩm nang làm đẹp để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe cho mình và các thành viên trong gia đình.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Bài viết liên quan